Đau thần kinh tọa có chữa khỏi không?

Bệnh đau dây thần kinh tọa thường đặc trưng bởi các cơn đau chạy dọc theo lộ trình dây thần kinh tọa gây hiện tượng teo cơ, suy giảm chức năng vận động. Vậy bệnh đau thần kinh tọa có chữa khỏi không và cách điều trị bệnh như thế nào. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này qua bài viết dưới đây.

1. Đau thần kinh tọa là bệnh gì?

Dây thần kinh tọa là dây thần kinh dài nhất ở trong cơ thể con người. Nó chạy dọc từ phần dưới thắt lưng tới phía sau mỗi chân. Chức năng chính của dây thần kinh tọa đó là giúp chi phối vận động, cảm giác vận động dinh dưỡng và hỗ trợ nuôi dưỡng các phần mà nó đi qua.

Đau thần kinh tọa là các cơn đau thần kinh hông to chạy dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa. Cụ thể là từ cột sống thắt lưng lan xuống tới hông, mông, mặt ngoài đùi, mặt trước ngoài cẳng chân, lan xuống mắt cá ngoài rồi tới các đầu ngón chân. Tùy vào vị trí bị tổn thương và mức độ của bệnh mà hướng của cơn đau có thể khác nhau.

Đau thần kinh tọa một bên thường hay gặp ở lứa tuổi từ 30-50 tuổi. Bệnh cũng hay gặp ở cả hai giới nhưng đặc biệt là ở phụ nữ trong thời gian mang thai bởi họ phải chịu áp lực của thai nhi lên dây thần kinh tọa.

bệnh đau thần kinh tọa có chữa khỏi không

Bệnh thường diễn ra ở người từ 30 – 50 tuổi

2. Tìm hiểu đau thần kinh tọa có chữa khỏi không và các vấn đề liên quan

2.1. Người bệnh bị đau thần kinh tọa có chữa khỏi không?

Khi dây thần kinh tọa bị chèn ép, bệnh nhân sẽ luôn ở trong trạng thái đau nhức phần lưng, hông và chân. Lúc này, người bệnh không thể sinh hoạt như bình thường, thậm chí nhiều trường hợp nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến bị liệt hai chân.

Xem ngay:  Có nên mở cửa phòng tắm khi không sử dụng?

Tuy nhiên, chúng ta có thể chữa đau thần kinh tọa khỏi hoàn toàn nếu bệnh được phát hiện kịp thời. Mức độ bệnh càng nặng thì khả năng chữa khỏi sẽ ngày càng thấp. Ngoài ra, phương pháp chữa trị và cơ địa người bệnh cũng là yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả của việc điều trị.

2.2. Đau thần kinh tọa có chữa khỏi không và 3 cấp độ của bệnh

Thông thường, bệnh có 3 cấp độ là cấp tính, mạn tính và đau cần phải mổ. Mỗi cấp độ sẽ có phương pháp chữa trị khác nhau.

Cấp độ đau cấp tính

Đây là giai đoạn bệnh chỉ mới bắt đầu có các triệu chứng nhẹ. Bệnh nhân lúc này có thể áp dụng những phương pháp chữa bệnh bằng thuốc, châm cứu, bấm huyệt và luyện tập thể dục thể thao.

Ở giai đoạn này thì khả năng chữa trị dứt điểm của bệnh lên tới 95%, thời gian điều trị bệnh thường rất ngắn, chỉ khoảng từ 3 đến 6 tháng.

Cấp độ đau thần kinh tọa mạn tính

Ở giai đoạn này, bệnh nhân đã chịu sự tổn thương dây thần kinh nặng hơn. Các triệu chứng bị đau nhức thường vô cùng khó chịu. Lúc này, người bệnh cần áp dụng rất nhiều phương pháp chữa trị để có thể giúp giảm thiểu cơn đau. Tuy nhiên, chúng chỉ có thể tạm thời làm giảm đi các triệu chứng đau đớn, sau đó bệnh nhân cần điều trị lâu dài để có thể chữa khỏi bệnh.

Tỷ lệ chữa trị khỏi dứt điểm ở giai đoạn này thường vô cùng thấp, chỉ khoảng 8% đến 10%. Thêm vào đó, bệnh nhân cần thiết lập chế độ sinh hoạt lành mạnh, ăn uống hợp lý và không mang vác các vật nặng để tránh bệnh tái phát.

Cấp độ đau cần phải phẫu thuật

Trường hợp bệnh đã quá nặng, người bệnh bị viêm dây thần kinh dẫn tới các cơn đau không thể chịu nổi sẽ cần phải phẫu thuật. Thực hiện phương pháp này cần phải được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và chỉ định để giúp đảm bảo an toàn.

Xem ngay:  Nhược cơ là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Khả năng lành bệnh sau khi mổ tương đối cao, chiếm hơn 70%. Tuy nhiên, việc chữa trị bằng phương pháp phẫu thuật có thể mang lại rủi ro và biến chứng, làm cơ thể người bệnh bị yếu đi và dễ tái phát bệnh.

tìm hiểu bệnh đau thần kinh tọa có chữa khỏi không

Tùy vào từng trường hợp mà người bệnh sẽ có phương pháp điều trị khác nhau

4. Một số cách giúp phòng ngừa đau thần kinh tọa

Để giúp phòng tránh tình trạng bị đau dây thần kinh tọa, chúng ta cần phải đề phòng từ những nguyên nhân gốc rễ gây nên tình trạng này bằng cách chú ý điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, tập luyện và nghỉ ngơi, sinh hoạt sao cho hợp lý.

– Về chế độ dinh dưỡng: Ngoài việc tăng cường bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể để giúp nuôi dưỡng sụn khớp và tái tạo cấu trúc khớp như canxi, vitamin, omega 3,… thì bệnh nhân bị đau thần kinh tọa cũng nên hạn chế các thực phẩm không tốt, cụ thể như đồ ăn nhiều dầu mỡ, bia rượu, thuốc lá và chất kích thích khác.

– Về chế độ nghỉ ngơi: Để hạn chế tối đa rủi ro dẫn tới các cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cũng nên quan tâm tới chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi hàng ngày của mình. Ví dụ như không thức khuya, tránh căng thẳng, không nằm đệm hoặc giường quá cứng, tắm bằng nước ấm.

– Về chế độ tập luyện: Người bệnh nên thực hiện các động tác, tư thế nhẹ nhàng tốt cho xương khớp. Đâu luôn là giải pháp pháp giúp phòng tránh đau thần kinh tọa rất hữu hiệu. Chỉ cần một vài động tác nhẹ nhàng mỗi ngày cũng giúp cho chúng ta đẩy lui nguy cơ mắc bệnh. Bên cạnh đó, bạn không nên thực hiện những động tác đòi hỏi dùng quá nhiều sức hoặc vận động quá mạnh.

giải đáp bị bệnh đau thần kinh tọa có chữa khỏi không

Hãy duy trì chế độ luyện tập nhẹ nhàng và phù hợp để phòng ngừa bệnh

Có thể thấy, đau thần kinh tọa là căn bệnh mang tới nhiều bất tiện cho người mắc phải. Tuy nhiên, nó có thể được chữa trị hiệu quả nếu phát hiện sớm và có phương pháp điều trị đúng. Vì vậy, bạn đừng quên đi thăm khám sức khỏe định kỳ nhằm phòntránh hiệu quả căn bệnh này nhé.

Nguồn: Bệnh Viên Thu Cúc VN

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *