Cách bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh không bị hư hỏng
Mặc dù tủ đông lạnh có thể giữ thực phẩm an toàn gần như vô thời hạn nhưng điều đó không có nghĩa là chất lượng và hương vị cũng được đảm bảo. Tưởng chừng chỉ cần bỏ thực phẩm vào tủ là xong nhưng không phải ai cũng biết cách bảo quản thực phẩm trong tủ đông sao cho tươi ngon, giữ được hương vị cũng như thành phần dinh dưỡng tốt nhất.
Danh Mục
Bảo quản thực phẩm trong tủ đông có an toàn không?
Thực phẩm được lưu trữ liên tục ở -17 °C sẽ luôn an toàn. Vì vậy bạn có thể bảo quản thực phẩm trong tủ đông để kéo dài thời hạn sử dụng. Hóa đông đến -17 °C có khả năng bất hoạt bất kỳ loại vi khuẩn, nấm men và nấm mốc, ngăn chặn sự phát triển của vi sinh vật gây hư hỏng thực phẩm và ngăn cho thực phẩm bị biến đổi.
Theo FDA (Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) khuyến cáo rằng tủ đông lạnh có thể giữ thực phẩm an toàn gần như vô thời hạn.
Tuy nhiên cần nắm rõ việc trữ đông chỉ có khả năng “bất hoạt” vi khuẩn, nghĩa là ngăn chặn vi khuẩn hoạt động chứ không có khả năng tiêu diệt hay loại bỏ chúng. Sau khi rã đông, những vi khuẩn này có thể hoạt động trở lại tùy theo điều kiện môi trường. Hơn nữa, chất lượng thực phẩm khi trữ đông cũng bị suy giảm. Vậy đâu là cách bảo quản thực phẩm trong tủ đông tươi ngon, ít ảnh hưởng nhất đến chất hương vị và dinh dưỡng?
Cách bảo quản thực phẩm trong tủ đông luôn tươi ngon
Phân loại và sơ chế thực phẩm để bảo quản
Thực phẩm muốn bảo quản trong tủ đông cần phân loại:
– Đối với thực phẩm tươi sống: thịt, cá, hải sản,…cần rửa sạch, để ráo nước
– Đối với các loại rau củ không nên rửa, chỉ nhặt bỏ phần úng, héo, tránh để dính nước
– Đối với trái cây: phân loại trái cây nguyên trái (còn vỏ) bỏ phần cuống hoặc những quả hư hỏng. Sau đó dùng khăn khô lau sạch bề mặt quả. Với trái cây đã cắt thái (đã gọt vỏ) nên cho vào túi zip
– Đối với thức ăn đã nấu chín: để nguội trước khi cho vào hộp đựng thực phẩm
Đóng gói thực phẩm an toàn
Để cách thực phẩm bảo quản trong tủ đông giữ được độ tươi ngon thì cần đóng gói sạch sẽ và khoa học. Chỉ nên sử dụng các loại túi sạch, hộp sạch, có nắp kín để đựng thực phẩm. Bạn có thể cho thực phẩm vào túi zip và ép không khí bên trong túi ra ngoài hoặc sử dụng hút chân không sẽ càng bảo quản được lâu.
Đặc biệt với những loại thực phẩm có mùi như mít, sầu riêng, cá khô, mắm,…cần phải đậy nắp chặt hoặc bịt kín để tránh làm ảnh hưởng đến bầu không khí bên trong tủ đông.
Che phủ bề mặt thực phẩm
Một mẹo nhỏ nhưng chưa chắc bạn đã biết đó là trước khi đậy nắp hộp đựng hãy phủ một miếng giấy bạc, nhựa hoặc giấy sáp đủ lớn để che phủ bề mặt thực phẩm. Chừa lại khoảng trống từ bề mặt thức ăn đến lớp phủ vài cm. Việc này sẽ giúp giữ được độ ẩm tối đa. Khi lấy ra chế biến không bị khô hay bở bục.
Sắp xếp thực phẩm một cách hợp lý
Tưởng chừng không quan trọng nhưng việc sắp xếp thực phẩm hợp lý là một trong những cách bảo quản thực phẩm trong tủ đông tươi ngon, tiện lợi khi sử dụng và tránh lãng phí thực phẩm. Cần xếp thực phẩm cũ vào phía trong tủ và cho thực phẩm mới ra ngoài.
Ngoài ra, với các loại thực phẩm tươi sống nên lót giấy ở dưới để tránh chảy nước vào những thực phẩm khác. Bạn nên ghi chú thời gian và dán trên bao bì để biết được thời hạn sử dụng.
Làm lạnh thực phẩm trước khi cho vào tủ đông
Nếu cho thực phẩm vào tủ đông khi thực phẩm còn nóng sẽ làm tăng nhiệt độ trong tủ lên, tăng tốc độ bay hơi và mất độ ẩm trong thực phẩm. Vì vậy muốn thức ăn luôn tươi ngon thì trước khi cho vào tủ đông hãy làm lạnh trong ngăn mát trước từ 1 – 2 giờ
Không trữ quá nhiều thực phẩm trong tủ đông
Việc trữ quá nhiều thực phẩm đông đá sẽ khiến cho nhiệt độ của tủ hạ xuống. Việc bảo quản thực phẩm không còn đạt chất lượng tốt và cũng vô tình làm mất độ ẩm khiến thực phẩm bị khô.
Hạn chế đóng mở tủ sẽ giữ cho thực phẩm tươi ngon
Không phải chỉ để tiết kiệm điện không đâu, việc này còn hạn chế sự bay hơi và mất độ ẩm trong thực phẩm. Khi bạn mở tủ, hơi lạnh sẽ thoát ra và thay bằng không khí ấm trong phòng. Lúc này tủ đông sẽ phải cân bằng nhiệt độ một lần nữa, các loại rau củ, thịt cá bên trong cũng dễ bị mất hơi lạnh.
Kiểm tra nhiệt độ trữ đông thường xuyên
Duy trì nhiệt độ ổn định liên tục là cách bảo quản thực phẩm trong tủ đông tươi ngon. Vì thế ngay cả khi đã hạn chế mở tủ bạn vẫn nên thường xuyên kiểm tra lại các gioăng ở xung quanh cánh cửa tủ để đảm bảo tủ không bị thoát hơi lạnh. Nếu bị thoát hơi lạnh sẽ khiến chất lượng thực phẩm bên trong bị ảnh hưởng và tiêu hao lượng điện lớn. Bạn có thể đặt một nhiệt kế trong tủ đông để thường xuyên kiểm tra nhiệt độ.
Những loại thực phẩm nào có thể bảo quản trong tủ đông?
Ngoại trừ trứng và thực phẩm đóng hộp thì gần như bạn có thể trữ đông bất kỳ loại thực phẩm nào. Tuy nhiên cần biết rằng có thể hóa đông thực phẩm và chất lượng thực phẩm sau khi rã đông là hoàn toàn khác nhau.
Một số thực phẩm lạnh như mayonnaise, kem nước sốt, thịt, gia cầm nếu không biết bảo quản trong tủ đông đúng cách thì khó giữ được hương vị cũng như dinh dưỡng sau khi rã đông để nấu chín vì dễ bị mất độ ẩm dẫn đến bị khô.
Ngoài những loại thực phẩm thông thường như thịt, cá, hải sản thì bạn sẽ bất ngờ khi biết còn có thể trữ đông những loại thực phẩm sau:
– Mì ống nấu chín
– Cơm
– Các loại hạt
– Bột – bạn có thể sử dụng nó trực tiếp từ tủ đông
– Chuối, bóc vỏ
– Bánh mì lát, ổ bánh mì hoặc vụn bánh mì
– Trứng đã tách vỏ đặt trong hộp nhỏ
– Các loại thảo mộc
– Rượu
Những loại thực phẩm nào không nên bảo quản trong tủ đông?
– Sữa tươi: sữa tươi đông lạnh sẽ vón cục khi rã đông. Mặc dù không thể uống trực tiếp nhưng vẫn ổn nếu dùng cho nấu ăn
– Phô mai: với phô mai cứng sẽ bị xốp và bở ra còn phô mai mềm khi để trong tủ đông sẽ phá vỡ kết cấu mềm mịn của chúng
– Thực phẩm chiên giòn – sau khi rã đông, lớp phủ giòn sẽ chuyển sang dạng bột
– Khoai tây: khoai tây chứa lượng nước cao nên khi bảo quản khoai tây tươi trong tủ đông sẽ hình thành các tinh thể băng, sau khi rã đông khoai tây bị nhũn
– Trứng nguyên vỏ: khi trữ đông, chất lỏng bên trong quả trứng sẽ cứng lại, giãn nở và làm vỡ lớp vỏ bên ngoài.
– Rau thơm, rau salad: sẽ héo úa và mềm nhũn sau khi bị đông lạnh, và cũng sẽ mất hết mùi vị
Bảo quản thực phẩm trong tủ đông được bao lâu?
Đối với các loại thực phẩm trữ đông thông thường, đây là thời gian biểu khuyến nghị của FDA mà có thể cho chất lượng tối ưu:
– Thịt xông khói và xúc xích: 1 – 2 tháng
– Món Casseroles: 2 – 3 tháng
– Súp và món hầm: 2 tháng
– Món thịt quay gói sẵn nhưng chưa nướng: 4 – 12 tháng
– Thịt xay chưa nấu chín: 3 – 6 tháng
– Thịt cừu / thịt lợn / thịt bò / thịt nai / thỏ: 6 tháng
– Gia cầm nguyên con chưa nấu chín: 12 tháng
– Các bộ phận gia cầm chưa nấu chín: 9 tháng
– Gia cầm nấu chín: 4 tháng
– Súp và nước sốt: 3 tháng
– Trái cây đông lạnh: 8 tháng
– Nước ép trái cây: 6 tháng
Một số lưu ý khi bảo quản thực phẩm trong tủ đông
Với thịt, cá tươi sống, cố gắng cấp đông nhanh nhất sau khi đã sơ chế làm sạch
Không để lẫn thực phẩm tươi sống và thực phẩm đã nấu chín
Chỉ cất thức ăn đã nguội hẳn vào tủ động. Vì nếu thức ăn còn nóng mà cho ngay vào nơi có nhiệt độ thấp, thức ăn sẽ biến chất, nhiệt độ cao trong thức ăn sẽ bị ngưng đọng thành hơi nước, thúc đẩy vi khuẩn có hại sinh trưởng dẫn đến gây độc cho toàn bộ thực phẩm.
Bảo quản thức ăn chín trong tủ đông khi bỏ ra vẫn phải nấu lại. Tủ đông chỉ có khả năng bất hoạt vi khuẩn, không thể tiêu diệt vi khuẩn
Không nên cất các loại rau đã chế biến vào tủ đông khi dùng không hết, vì khi xào nấu ở nhiệt độ cao có nêm muối, các vi khuẩn trong thức ăn sẽ phát triển nhanh tạo thành chất gây ung thư
Có thể cấp đông lại thực phẩm đã rã đông không?
Chỉ khi thực phẩm được rã đông trong ngăn mát tủ lạnh mới đủ điều kiện để cấp đông lại. Sau khi nấu thức ăn thô mà trước đây đông lạnh, bạn có thể để đóng băng các loại thực phẩm nấu chín an toàn. Nếu nấu chín thức ăn trước đây được làm tan đá trong tủ lạnh, bạn có thể đông lạnh lại những phần không sử dụng.
Khi cấp đông lại thực phẩm chỉ nên lưu trữ thêm 3 – 4 ngày. Không đông lạnh lại bất kỳ loại thực phẩm ở bên ngoài tủ lạnh lâu hơn 2 giờ; 1 giờ ở nhiệt độ trên 32 ° C.
Lời kết: Trên đây là cách bảo quản thực phẩm trong tủ đông tươi ngon, giữ được chất lượng, dinh dưỡng và hương vị một cách tối đa. Hy vọng bài viết đã chia sẻ đến bạn những kiến thức thiết thực và hữu ích nhé!