Chi phí phẫu thuật thay khớp gối bao nhiêu tiền?
Phẫu thuật thay khớp gối nhân tạo được xem là phương pháp điều trị hiệu quả và cần thiết trong trường hợp khớp gối của bệnh nhân bị hư hỏng nặng. Do đó, người bệnh cần hiểu rõ về việc thay khớp gối bao nhiêu tiền và những vấn đề liên quan để chủ động hơn trong việc chăm sóc sức khỏe của mình.
Danh Mục
1. Phẫu thuật thay khớp gối nhân tạo có vai trò ra sao?
Cùng với sự tiến bộ của nền y học và kỹ thuật, sự ra đời của khớp gối nhân tạo đã mang tới hy vọng mới cho các bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối. Phương pháp phẫu thuật thay khớp gối nhân tạo sẽ giúp điều trị tận gốc bệnh thoái hóa khớp gối bằng cách thay thế một khớp gối nhân tạo mới để giúp cho bệnh nhân phục hồi khả năng vận động của khớp gối và trở về đời sống sinh hoạt bình thường.
Phẫu thuật thay khớp gối được chỉ định cho đối với những trường hợp bị thoái hóa khớp gối nặng, sụn khớp bị ăn mòn, lệch trục chân nghiêm trọng hoặc bệnh viêm khớp dạng thấp gây phá hủy khớp mà việc tiến hánh điều trị nội khoa không thể khắc phục được.
Có hai loại phẫu thuật thay khớp gối nhân tạo đó là phương pháp thay khớp gối bán phần và thay khớp gối toàn phần. Việc bác sĩ lựa chọn loại khớp gối nhân tạo nào sẽ phụ thuộc vào tình trạng và nhu cầu của bệnh nhân.
1.1. Kỹ thuật thay khớp gối nhân tạo bán phần
Thay khớp gối bán phần là kỹ thuật thay thế một phần khớp gối của người bệnh. Kỹ thuật này thích hợp cho những người chỉ bị tổn thương ở một bộ phận bên trong ổ khớp.
Phương pháp thay khớp gối bán phần sử dụng bộ phận nhân tạo để có thể thay thế cho cơ quan chịu tổn thương. Kỹ thuật này được thực hiện khá đơn giản và ít tạo ra biến chứng hơn so với kỹ thuật thay khớp gối toàn phần.
1.2. Kỹ thuật thay khớp gối nhân tạo toàn phần
Thay khớp gối toàn phần thường được chỉ định với các trường hợp bị viêm hoặc thoái hóa khớp một cách nghiêm trọng. Với trường hợp này thì toàn bộ phần khớp gối sẽ được thay thế bằng các vật liệu nhân tạo.
Do mức độ xâm lấn lớn hơn thay khớp gối bán phần cho nên kỹ thuật này thường ẩn chứa nhiều rủi ro và biến chứng hậu phẫu. Tuy nhiên, đa phần các trường hợp sau khi thực hiện thì người bệnh đều nhận thấy các cơn đau thuyên giảm hoàn toàn và khả năng vận động được phục hồi tới 80%.
2. Phẫu thuật thay khớp gối bao nhiêu tiền và các vấn đề liên quan
2.1. Giải đáp vấn đề thay khớp gối bao nhiêu tiền
Thông thường, phương pháp phẫu thuật thay khớp gối nhân tạo thường có chi phí dao động trong khoảng từ 40 – 80.000.000 đồng.
Tuy nhiên, trên thực tế thì chi phí này còn tùy thuộc vào kỹ thuật mà người bệnh áp dụng (bán phần hoặc toàn phần), cơ sở y tế thực hiện, mức độ của bệnh lý và một số yếu tố khách quan khác. Do đó, để biết được chi phí chính xác, bạn nên liên hệ tới nhân viên tư vấn của bệnh viện để được giải đáp cụ thể và chi tiết.
Phương pháp thay khớp gối là thủ thuật ngoại khoa khá phổ biến và thường được nhiều bệnh viện chuyên khoa Cơ xương khớp thực hiện. Tuy nhiên để giúp giảm thiểu rủi ro hậu phẫu, bạn nên chú ý lựa chọn phẫu thuật tại những bệnh viện lớn và uy tín cao nhằm. Đồng thời, tránh tình trạng lựa chọn phẫu thuật tại các cơ sở y tế nhỏ lẻ, không có đủ điều kiện về thiết bị và chuyên môn.
2.2. Vấn đề bảo hiểm trong việc thay khớp gối bao nhiêu tiền
Trong trường hợp thực hiện thay khớp gối tại các bệnh viện nhà nước thì bảo hiểm y tế có thể chi trả từ 70 đến 80% chi phí phẫu thuật của bệnh nhân. Tuy nhiên để biết thông tin chi tiết và cụ thể về vấn đề này, bạn nên trao đổi trực tiếp với nhân viên tư vấn của bệnh viện.
Phương pháp phẫu thuật thay khớp gối có thể giúp bệnh nhân sửa chữa cơ quan bị hư hại, giảm triệu chứng và giúp phục hồi chức năng vận động. Tuy nhiên phương pháp này thường có chi phí điều trị cao và có thể gây nên biến chứng nguy hiểm. Do đó bạn cần trao đổi kỹ càng với bác sĩ trước khi quyết định thực hiện phẫu thuật.
3. Cách chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân sau khi thay khớp gối
Sau khoảng vài ngày lưu viện, bệnh nhân có thể trở về nhà nếu nhận thấy không có dấu hiệu bất thường nào. Trong thời gian phục hồi tại nhà, bệnh nhân nên xây dựng chế độ chăm sóc hợp lý nhằm thúc đẩy cho quá trình hồi phục và làm giảm nguy cơ phát sinh các biến chứng.
Chế độ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân sau khi thay khớp gối thường bao gồm:
– Giữ sạch sẽ vùng khớp gối sạch và tránh gây áp lực lên cơ quan này.
– Bổ sung vitamin, sắt và thực phẩm giàu dinh dưỡng nhằm giúp phục hồi thể trạng, thúc đẩy quá trình hồi phục của vết thương và giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp.
– Không tiến hành mang vác nặng trong ít nhất khoảng 2 tuần sau khi phẫu thuật.
– Nên tiến hành luyện tập thể dục đều đặn mỗi ngày nhằm phục hồi được khả năng vận động của phần khớp.
– Hạn chế việc đứng quá lâu bởi hoạt động này có thể khiến cho máu bị dồn xuống đầu gối và gây nên hiện tượng sưng viêm.
– Bệnh nhân nên sử dụng nạng và những thiết bị hỗ trợ nhằm giúp tránh tạo áp lực lên vùng khớp gối.
– Tránh tình trạng bị tăng cân quá nhanh bởi trọng lượng cơ thể cao có thể khiến phần cho khớp gối chịu áp lực lớn và có xu hướng bị chậm lành hơn.
Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc xung quanh vấn đề chi phí thay khớp gối. Bên cạnh đó, bạn đừng quên tiến hành phương pháp này tại các cơ sở y tế uy tín để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả cao.
Nguồn: Bệnh Viên Thu Cúc VN